Lịch sử Đảo_Barren_(quần_đảo_Andaman)

Một minh họa về hòn đảo vào năm 1789

Lần phun trào đầu tiên được ghi nhận của núi lửa Barren là vào năm 1787. Kể từ đó, ngọn núi lửa này đã phun trào hơn mười lần, lần gần đây nhất là vào năm 2017.[9] Sau lần phun trào đầu tiên được ghi nhận vào năm 1787, các vụ phun trào tiếp theo sau đó được ghi nhận là vào năm 1789, 1795, 1803, 1804 và 1852. Sau gần một thế kỷ rưỡi "ngủ đông", hòn đảo đã phun trào lại vào năm 1991 kéo dài sáu tháng và gây ra thiệt hại đáng kể.[10][11]

Vụ phun trào năm 1991 gây ra thiệt hại lớn cho hệ động vật trên đảo. Một nhóm nhân sự từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Ấn Độ đã đến thăm đảo Barren vào ngày 8 tháng 9 năm 1993 để đánh giá tác động của vụ phun trào đối với sự phân bố, thói quen và sự phong phú của các loài động vật. Báo cáo cho thấy vụ phun trào đã làm giảm số loài chim và số lượng của chúng. Nhóm nghiên cứu chỉ quan sát 6 trong số 16 loài chim được biết đến trên đảo. Chim bồ câu hoàng gia (Ducula bcolor) là loài có nhiều nhất trong số 6 loài được quan sát. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện vào ban đêm, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một loài chuột (Rattus rattus) và 51 loài côn trùng. Báo cáo cũng ghi nhận rằng núi lửa vẫn đang phun ra khí gas.[12] Đã có những vụ phun trào vào năm 1994-1995 và năm 2005-2007, mà sau đó được coi là có liên quan đến trận Động đất và sóng thần Ấn Độ Dương 2004.[10] Một ngọn hải đăng được xây dựng vào năm 1993 đã bị phá hủy bởi những vụ phun trào gần đây.[13]

Một nhóm nghiên cứu của Viện Hải dương học Quốc gia của Ấn Độ đã phát hiện ra ngọn núi lửa phun trào vào ngày 23 tháng 1 năm 2017. Abhay Mudholkar, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: "Núi lửa đang phun trào trong các đợt nhỏ khoảng năm đến mười phút một lần. Tuy nhiên, sau khi mặt trời lặn, các điểm phun ra dung nham phun ra khói vào khí quyển và những dòng dung nham nóng chảy chảy xuống sườn dốc của núi."[14][15][16]

Dựa trên phương pháp định tuổi bằng đồng vị phản xạ từ các mẫu lấy ở đảo Barren, người ta đã xác định rằng dòng dung nham lâu đời nhất của núi lửa là 1,6 triệu năm và núi lửa nằm trên lớp vỏ địa chất đại dương có tuổi đời khoảng 106 triệu năm.[17] Tất cả các vụ phun trào được ghi nhận nằm ở mức thấp của Chỉ số bùng nổ núi lửa. Chỉ số vụ phun trào năm 2017 được ghi nhận là 2.[12]

Ngày 25 tháng 9 năm 2018, núi lửa phun trào trở lại. Ngày 28 tháng 9 diễn ra một trận động đất 7,5 độ Richter gần Sulawesi, Indonesia khiến 1.500 người thiệt mạng, nguyên nhân được xem là bởi sự phun trào núi lửa - theo Tapan Pal, giám đốc Cơ quan Khảo sát Địa chất Ấn Độ.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đảo_Barren_(quần_đảo_Andaman) http://www.hindustantimes.com/india-news/barren-is... http://www.india-codes.com/pincodes/a-n-islands-pi... http://indianexpress.com/article/india/indias-only... http://timesofindia.indiatimes.com/city/goa/nio-fi... http://www.thehindu.com/news/national/the-barren-i... http://www.volcanodiscovery.com/barren_island.html http://www.volcano.si.edu/volcano.cfm?vn=260010 http://www.geos.iitb.ac.in/dchandra/biexp/ http://allcodesindia.in/stdcode/andaman+and+nicoba... http://www.censusindia.gov.in/2011-VillageDirector...